Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp

1. Quy trình tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp Để tái cấu trúc doanh nghiệp đạt được kết quả cao nhất. Quy trình tư vấn phải thực hiện đúng và đủ các bước sau: Tìm hiểu doanh nghiệp  Tham quan, tìm hiểu về công việc, sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp

  • Phân tích tìm ra điểm mạnh – điểm yếu trong hệ thống quản lý và lãnh đạo của doanh nghiệp.
  • Tìm hiểu, xác định chính xác năng lực của cán bộ – nhân viên doanh nghiệp
  • Tìm và phân tích các nguyên nhân.

Từ đó quyết định thành lập Ban tái cấu trúc doanh nghiệp. Phương pháp hoạt động:

  • Yêu cầu nhân viên tự viết bản mô tả công việc của mình
  • Xem xét, phân tích sơ đồ tổ chức
  • Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, nhân viên và khách hàng

Xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp Tùy vào từng đặc điểm riêng và nhóm hàng sản xuất của mỗi doanh nghiêp sẽ xây dựng bản sắc văn hóa khác nhau. Phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp. Phân tích quy trình tạo nên giá trị gia tăng

  • Phân tích, xác định các giai đoạn tạo nên giá trị gia tăng cho khách hàng
  • Xác định những giai đoạn quan trọng, quyết định trong tổng thể quy trình
  • Xác định công việc cụ thể của từng giai đoạn
  • Xác định các cổng kiểm soát

Tái cấu trúc tổ chức

  • Xây dựng mô hình tổ chức mới dựa trên mô hình cũ
  • Hình thành các chức danh công việc cụ thể của mô hình tổ chức mới
  • Xây dựng bản mô tả công việc cho mô hình tổ chức mới

Tái cấu trúc nhân sự

  • Chưa hợp lý tiến hành tuyển dụng, sa thải, tái bố trí công việc và đào tạo.
  • Đã hợp lý: tiến hành điều chỉnh chính sách lương, thưởng cho phù hợp với từng chức danh công việc.

Vận hành, đánh giá, thăm dò, điều chỉnh

  • Tổ chức thăm dò ý kiến cán bộ, nhân viên về công việc, tổ chức, thái độ làm việc
  • Đưa ra các giải pháp điều chỉnh cho phù hợp

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch làm việc và kiểm soát Tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, chúng tôi sẽ hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch làm việc và kiểm soát sao cho hợp lý và phù hợp nhất. Tìm ra năng lực lõi kết nối các bộ phận, phòng ban /công ty, trong cùng công ty/ tập đoàn Các năng lực lõi được tìm thấy sẽ tạo nên sự kết nối các bộ phận trong toàn doanh nghiệp. Tạo nên kết cấu vững chắc giữa các phòng ban trong cùng công ty, tập đoàn.  2. Các sai lầm khi tái cấu trúc doanh nghiệp Thực hiện kế hoạch ngắn hạn Doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu bằng những kế hoạch ngắn hạn. Nhằm vào các giải pháp như sắp xếp lại tổ chức, thoái vốn, thay đổi nhân sự… Nhưng không xây dựng chiến lược tái cơ cấu dựa trên sự tương thích giữa xu hướng thay đổi môi trường kinh doanh với cấu trúc hiện tại để đưa ra được các mục tiêu, mục đích dài hạn cho tái cơ cấu doanh nghiệp. Và tất yếu, một tổ chức doanh nghiệp không có kế hoạch dài hạn thì tất cả sự thay đổi ngắn hạn không thể duy trì và mang đến kết quả. Chưa chỉ ra điểm trọng tâm cần tái cơ cấu Doanh nghiệp chưa chỉ ra được mục đích cao nhất của quá trình tái cơ cấu của là gì (Về mục tiêu khách hàng, thay đổi sản phẩm, công nghệ…) nhưng đã vội vàng tiến hành thực hiện các biện pháp thứ yếu trước như sắp xếp lại tổ chức, thay đổi nhân sự cấp cao…. Nói cách khác doanh nghiệp đã đi ngược quy trình tái cơ cấu, hành động trước khi xác định mục tiêu là gì. Điều này dễ dẫn đến sự rối loạn, hỗn độn và thiếu nhất quán. Doanh nghiệp tập trung vào cắt giảm chi phí sản xuất với kỳ vọng gia tăng lợi nhuận  Đây là tư duy không thống nhất, không hiểu về tái cấu trúc bởi hoạt động tiết kiệm chi phí là hoạt động thường xuyên trong công tác điều hành. Nếu đang thực hiện tái cơ cấu mà doanh nghiệp đặt trọng tâm vào việc này, sẽ gây cản trở cho việc đầu tư cải tiến công nghệ, hệ thống quản trị, nhân sự…Khiến cho doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn: Muốn tái cấu trúc để phát triển nhưng lại quay về lạc hậu, lỗi thời, trì trệ… Thực hiện thoái vốn một cách máy móc Thoái vốn ngay cả những dự án đang lỗ theo kế hoạch nhưng có tiềm năng phát triển trong tương lai. Quyết định này, làm chậm quá trình phát triển, mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Đặt mục tiêu thu hồi vốn chứ không muốn bỏ vốn đầu tư mới Đây là hành động không phù hợp, bởi điều cơ bản nhất của tái cơ cấu là phải đầu tư đổi mới công nghệ, hệ thống quản trị, tuyển dụng nhân tài. Nhằm tạo ra sản phẩm mới, phương thức hoạt động mới phù hợp với thay đổi kinh tế. Bởi vậy việc đưa ra các biện pháp huy động vốn, nguồn lực mới là rất quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Block "fixed-button" not found